Kiến thức công nghệ, Máy Tính PC

Các Đơn Vị Đo Lường Máy Tính Cơ Bản

Hiểu các đơn vị đo lường máy tính cơ bản là cần thiết để bắt đầu tiếp cận với chiếc PC. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa các thông số kỹ thuật của máy tính như MB, Mb (b nhỏ), Mbps, MB/s, Gigabit, Gigahertz… vậy hiểu như thế nào cho đúng về các thông số đo lường cơ bản trong máy tính. Dưới đây Máy Tính Đại Việt sẽ làm rõ các thông số cơ bản trên.

1. Đơn Vị Đo Lường Dung Lượng Thông Tin

Đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn thông tin gọi là BIT, chữ viết tắt của binary digit (chữ số nhị phân). Một BIT tương ứng với một sự kiện có 1 trong 2 trạng thái.

Ví dụ: Một mạch đèn có 2 trạng thái là

  • Tắt (off) khi mạch điện qua công tắc là hở (số 0)
  • Mở (on) khi mạch điện qua công tắc là đóng (số 1)

BIT có thể lưu trữ ở 2 trạng thái thông tin là 0 và 1.

Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Terabyte (TB),..là những thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực máy tính để mô tả không gian ổ đĩa, không gian lưu trữ và bộ nhớ hệ thống.Vài năm trước chúng ta thường mô tả không gian ổ đĩa cứng sử dụng thuật ngữ MB, nhưng hiện tại. GB và TB mới là những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất. Vậy chúng là gì? Thật khó hiểu nếu nói đúng kiểu” sách giáo khoa” những thuật ngữ này là gì, vì trong ngành cũng có những định nghĩa khác nhau về chúng.

  • Theo từ điển máy tính IBM, khi được sử dụng để mô tả khả năng lưu trữ của ổ đĩa, 1MB là 1.000.000 byte trong ký hiệu thập phân. Nhưng khi dùng MB cho lưu trữ thực, lưu trữ ảo và dung lượng kênh thì 2^20 hay 1.048.576 byte mới đúng.
  • Theo từ điển máy tính của Microsoft, 1 MB tương đương với 1.000.000 byte hoặc 1.048.576 byte.
  • Theo từ điển của The New Hacker, 1 MB luôn luôn là 1.048.576 byte, dựa trên lập luận rằng các byte nên được tính với số mũ của 2.
Tên gọiKý hiệuGiá trị
BitbBinary Digit
ByteB8 bit
KilobyteKB210 B = 1024 B
MegabyteMB220 B =1024 KB
GigabyteGB230 B = 1024 MB
TerabyteTB240 B = 1024 GB
PetabytePB250 B = 1024 TB
ExabyteEB260 B = 1024 PB
ZettabyteZB270 B = 1024 EB
YottabyteYB280 B = 1024 ZB
BrontobyteBB290 B = 1024 YB
GeopbyteGeB2100 B = 1024 BB

Tuy nhiên một số trường hợp các nhà sản xuất thường gian lận trong cách tính dữ liệu chẳng hạn như 1 ổ cứng 1TB chỉ bao gồm 931 GB dữ liệu, tại sao lại như vậy? Đó là vì nhà sản xuất tính theo hệ thập phân tức là 1MB = 1000 Byte, 1GB = 1000 MB, 1TB = 1000GB, nên tính ra 1TB mà nhà sản xuất công bố chỉ bao gồm 931 GB dữ liệu thực sự trong máy tính.

2. Đơn Vị Đo Lường Tốc Độ Đọc Ghi

Cũng tương tự như đơn vị đo lường dung lượng thì đơn vị đo lường tốc độ cũng tính gấp nhau 1024 lần và chính là lưu lượng thông tin nhận được trong thời gian là 1 giây. Ở đây có 2 cách ghi là:

  • Dùng ký tự “/” thường được áp dụng đối với các nước theo chuẩn iso ví dụ MB/s.
  • Dùng ký tự “p” tức là “per” trong tiếng anh ví dụ MBps (MegaByte per second)

Ví dụ 1 SSD có tốc độ 500 MB/s hay 500 MBps tức là mỗi giây sẽ đọc được 500 MegaByte dữ liệu, tốc độ internet là 100 Mb/s (hay 100 Mbps) tức là 100 Megabit dữ liệu mỗi giây.

3. Đơn Vị Đo Lường Tần Số

Đơn vị này chính là đơn vị đại diện cho tần số viết tắt là Hz, khi số này quá lớn sẽ kèm theo kí tự K, M, G để giảm thiểu ký tự phải ghi (Hz, MHz, GHz)

Ví dụ:

  • Màn hình có tần số 60 Hz tức là 1 giây sẽ xử lý được 60 khung hình
  • CPU máy tính có tần số là 4GHz là 1 giây sẽ xử lý được 4 tỉ phép tính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *