Kiến thức công nghệ, Tin tức công nghệ

Private Cloud VS Public Cloud Bạn Nên Chọn Gì Đây

Private Cloud VS Public Cloud Ban Nen Chon Gi Day

Public Cloud là dịch vụ đám mây có khả năng mở rộng cao do các bên thứ ba quản lý và hoạt động trên mô hình trả tiền cho mỗi lần sử dụng để cung cấp các dịch vụ SaaS, PaaS và IaaS cho nhiều khách hàng. Ngược lại, Private Cloud là một môi trường khép kín dành riêng cho một người thuê sử dụng riêng biệt và sở hữu hiệu năng cao, có thể được sử dụng tại chỗ hoặc được lưu trữ và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ Private Cloud. Vậy giữa Private Cloud và Public Cloud có những ưu điểm gì và nên chọn dịch vụ nào để sử dụng hãy cùng Tin Học Đại Việt tìm hiểu và tìm ra sự lựa chọn ưu tiên hơn.

Public Cloud Là Gì ?

Thông thường, Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba (CSP) ví dụ như Microsoft Azure hoặc Google Cloud được sử dụng tin dùng bởi các tổ chức như Netflix, Pinterest, PayPal,…. để quản lý lượng dữ liệu, tập tin lớn và các ứng dụng của họ trong hệ thống cơ sở dữ liệu.
Phần lớn các CSP sẽ cung cấp các công cụ bảo mật như tường lửa ngoại vi nâng cao để virus ít có khả năng xâm nhập vào hệ thống và gây hư hại cho dữ liệu và hệ thống phát hiện và chống xâm nhập các hoạt động đáng ngờ để bảo vệ các dữ liệu của các công ty, tổ chức.

Private Cloud VS Public Cloud Ban Nen Chon Gi Day 1

Ưu Điểm Của Public Cloud

  1. Môi Trường Biệt Lập
    – Trong hệ thống Public Cloud, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đưa ra một môi trường biệt lập riêng cho những người sử dụng. Môi trường này có thể được bảo mật cao khi đươc phát triển quản lý bởi các nhà phát triển thích hợp.
  2. Không Yêu Cầu Bổ Sung Thêm Nhân Lực
    – Nhà cung cấp dịch vụ đám mây đầu tư vào các chuyên gia về IT và an ninh mạng xuất sắc. Điều đó giúp làm giảm đi gánh nặng trên vai của các tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ vào nhà cung cấp mà doanh nghiệp đã chọn, các chi phí về bảo mật và hỗ trợ toàn thời gian 24/7 có thể lên đến con số hàng nghìn đô la.
  3. Dễ Dàng Truy Cập Và Tương Thích Với Các Công Nghệ Mới Nhất
    – Các công ty, doanh nghiệp sử dụng các nhà cung cấp đám mây lớn, uy tín sẽ luôn được dễ dàng cập nhật và sử dụng các công nghệ mới nhất. Những công nghệ này bao gồm tự động nâng cấp & cập nhật các ứng dụng, công cụ AI và Machine Learning.
  4. Khả năng mở rộng tốt
    –  Public Cloud được đánh giá là có khả năng mở rộng tốt và khá linh hoạt trong môi trường làm việc. Nó giúp người sử dụng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu và vẫn có thể cung cấp truy cập dễ dàng cho họ. Các doanh nghiệp thường dựa vào công nghệ đám mây khi có các tình huống khẩn cấp về vấn đề lượng truy cập tăng đột biến một cách đáng ngờ hoặc các vấn đề về khôi phục dữ liệu, khôi phục thảm hoạ ( Disaster Recovery).
Private Cloud VS Public Cloud Ban Nen Chon Gi Day 2

Nhược Điểm Của Public Cloud

  1. Hạn Chế Về Khả Năng Truy Cập Và Đọc Dữ Liệu
    –  Rất nhiều tổ chức cần truy cập và xem toàn bộ các dữ liệu, tập tin và nhật ký ở mức chi tiết. Tuy vậy, khi sử dụng Public Cloud, hầu hết các thông tin bảo mật không thể truy cập bởi bất kỳ ai khác ngoài nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP).
  2. Còn Thiếu Các Nhân Viên Kinh Nghiệm
    – Một trong các thử thách lớn nhất trong việc duy trì hệ thống bảo mất của Public Cloud đó là tìm kiếm và giữ chân các chuyên gia IT có trình độ và có thể xử lý, quản lý các mô hình đám mây hiện nay.
  3. Tích Hợp API Thiếu Bảo Mật, Không An Toàn
    –  API ( Phương thức trung gian kết nối) cho phép người sử dụng làm việc an toàn khi sử dụng các dịch vụ đám mây. Vì vậy, sự an toàn khi sử dụng phụ thuộc vào mức độ an toàn, bảo mật chặt chẽ của API. Tuy nhiên, API cho phép người dùng làm việc an toàn khi sử dụng các dịch vụ đám mây. Do đó, sự an toàn của các dịch vụ đám mây phụ thuộc vào mức độ an toàn chặt chẽ của API. Nếu bạn đang sử dụng tích hợp API không an toàn, bảo mật đám mây của bạn có thể dễ dàng bị tấn công bởi tội phạm mạng. Vào đầu tháng 4 năm 2020, tội phạm mạng đã bắt chước các trang đăng ký của các trang web như Netflix và Disney. Một lượng lớn thông tin cá nhân đã bị đánh cắp. Cần có một kế hoạch thích hợp cho việc bảo vệ các giao diện như vậy để tội phạm mạng không thể sử dụng chúng một cách sai trái.
  4. Chính Sách Quyền Sở Hữu Dữ Liệu
    –  Vì các nhà cung cấp dịch vụ đám mây hoạt động ở các quốc gia khác nhau, nên có một số quy định mà họ phải tuân theo. GDPR(General Data Protection Regulation – Quy định bảo vệ dữ liệu chung) tuyên bố rằng các công ty phải chọn người kiểm soát dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu của luật. Khi sử dụng dữ liệu nhạy cảm với bên thứ ba, sẽ có thêm một số rủi ro, chẳng hạn như bảo mật Pubclic Cloud. Bạn phải biết dữ liệu của bạn đang được lưu trữ ở đâu và những người nào tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bên thứ ba có thể bảo vệ dữ liệu và có thể tuân theo các quy tắc và quy định.
Private Cloud VS Public Cloud Ban Nen Chon Gi Day 3

Private Cloud Là Gì ?

Private Cloud là một môi trường biệt lập, hiệu suất cao và có thể tùy chỉnh, làm cho nó bảo mật cao. Nó không được chia sẻ giữa bất kỳ người dùng nào khác hoặc có thể truy cập vào Internet công cộng.Private Cloud được lưu trữ trên trung tâm dữ liệu sở hữu hoặc trung tâm dữ liệu ảo. Điều đó có nghĩa là bạn có thể truy cập vị trí lưu trữ dữ liệu của mình từ bất kỳ nơi đâu mà bạn muốn. Chỉ những người dùng được ủy quyền truy cập mới có thể vào các ứng dụng nằm trong Private Cloud.

Private Cloud VS Public Cloud Ban Nen Chon Gi Day 6

Ưu Điểm Của Private Cloud

  1. Hoàn Thiện Trong Khả Năng Truy Cập
    –  Khác với Public Cloud, Private Cloud mang đến người sử dụng một hệ thống truy cập dữ liệu hoàn chỉnh thứ mà các dịch vụ đám mây chung còn thiếu sót. Người dùng có thể truy cập về hệ thống cơ sở dữ liệu của họ mà không cần đến bất kì bên thứ ba nào. Vì vậy, Đây là một mối liên kết trực tiếp giữa cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp mà không cần đến bất kỳ yếu tố ẩn nào.
  2. Khả Năng Sử Dụng Tài Nguyên Hợp Lý
    – Với các giải pháp đến từ Private Cloud, bạn có thể điều chỉnh, căn chỉnh việc sử dụng các tài nguyên của bạn theo ý muốn. Người sử dụng có thể cài đặt và cập nhật phần mềm cho các ứng dụng của mình sao cho phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra, người sử dụng có thể tuỳ chỉnh cơ sở hạ tầng và bộ nhớ ảo hoá giúp dễ dàng triển khai các giải pháp đám mây.
  3. Tính năng bảo mật cao
    –  Một trong những ưu điểm của Private Cloud đó chính là phát triển nâng cao hệ thống cấp độ quyền riêng tư dữ liệu. Trong đám mây riêng, tất cả dữ liệu của bạn được lưu trữ và xử lý trên các máy chủ mà những người không có thẩm quyền không có bất kì cách nào truy cập vào được. Các trung tâm dữ liệu bảo vệ các thông tin, hệ thống về mặt vật lý, nhưng máy chủ ảo chính là nơi bảo vệ các thông tin của bạn khỏi những truy cập đáng ngờ, trái phép từ xa. Điều này giúp cải thiện hơn nữa quyền riêng tư của dữ liệu.
  4. Tuân Thủ Các Quy Tắc Về Dữ Liệu
    –  Private Cloud rất tuân thủ luật và quy định với ít rắc rối nhất như tuân thủ PCI hoặc tuân thủ HIPAA. Doanh nghiệp phải có quyền kiểm soát đối với ai thực hiện và quan trọng hơn hết là ai không có  thẩm quyền truy cập vào dữ liệu của họ để thông tin dữ liệu không thể bị sử dụng sai mục đích, trái phép. Nếu bạn có dữ liệu cá nhân của  người sử dụng,  bạn phải đảm bảo dữ liệu được bảo vệ và tuân thủ luật pháp.
Private Cloud VS Public Cloud Ban Nen Chon Gi Day 5

Nhược Điểm Của Private Cloud

  1. Gánh Nặng Về Tài Chính
    –  Các tổ chức làm việc trong một dịch vụ đám mây riêng cần phải có một khoản dự trữ tài chính lớn. Vì chi phí vận hành bảo mật đám mây riêng có thể rất cao nên nhiều tổ chức kinh doanh thích đám mây công cộng hơn.
  2. Yêu Cầu Quản Lý An Ninh Mạng Kỹ Năng Cao
    – Với Private Cloud tại chỗ hoặc được lưu trữ trên máy chủ, hầu hết gánh nặng về bảo mật thuộc về tổ chức, công ty của bạn. Do đó, các công ty, doanh nghiệp phải thuê một nhân viên quản lý an ninh mạng có kỹ năng có thể tập trung vào việc quản lý các tùy chọn bảo mật đám mây. Đội ngũ quản lý này chịu trách nhiệm về tất cả các thách thức an ninh mạng mà tổ chức có thể phải đối mặt.
  3. Thiết Lập Phức Tạp
    –  Hệ thống Private Cloud khá phức tạp để thiết lập vì nó đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia CNTT phù hợp. Không chỉ vậy, bạn còn phải thuê người để bảo trì và hỗ trợ toàn thời gian, cùng với việc thiết lập cơ sở hạ tầng và làm cho nó chạy một cách ổn định.
Private Cloud VS Public Cloud Ban Nen Chon Gi Day 4

Đó là tất cả những ưu nhược điểm của Private Cloud và Public Cloud mà Tin Học Đại Việt đã nghiên cứu, mong bạn sẽ tìm ra được giải pháp phù hợp dành cho nhu cầu của bản thân và doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cho mình một cấu hình để thiết lập dàn máy tính cho mình theo nhu cầu với chất lượng cực tốt và giá cả hợp túi tiền tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *