Cáp mạng và cáp thông tin liên lạc là thành phần quan trọng là phần cứng mạng được sử dụng để kết nối một thiết bị mạng này với các thiết bị mạng khác. Đặc biệt, trong thời đại của công nghệ thông tin đang trên đà phát triển cực kì mạnh, nhu cầu sử dụng internet ngày càng nhiều thì dây cáp mạng internet càng cần thiết và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Vì vậy, đã có nhiều loại dây cáp mạng ra đời để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao trong đời sống hiện nay. Bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn về 1 số cáp mạng phổ biến hiện nay, để người dùng có thêm kiến thức và dễ dàng chọn lựa cho mình loại dây phù hợp với nhu cấu làm việc.
Dây Cáp Mạng CAT5
- Cáp mạng CAT5
CAT5 ( Catagory 5 cable) là loại cáp mạng cơ bản, gồm hai loại tiêu chuẩn là UTP không có lớp lá kim loại giảm nhiễu và loại FTP, các dây dẫn đồng của cáp thường là lõi đặc (solid) hoặc lõi bện (stranded). Cáp lỗi đặc thường được dùng khi dữ liệu được truyền ở khoảng các xa và cáp lỗi bện thường được dùng làm cáp đầu nối (patch cord). Cáp CAT5 có băng thông tương đối lên đến 100Mhz và hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong mạng máy tính Ethernet. - Cáp mạng CAT5e
CAT5e chính là sản phẩm phiên bản nâng cấp của cáp mạng CAT5 với các thiết kế và có tiêu chuẩn tốt hơn được nâng cấp cực mạnh về tốc độ truyền tải thường được chia làm 3 loại tiêu chuẩn: UTP, FTP, SFTP.
CAT5e cũng cấu tạo từ 4 cặp sợi cáp xoắn lại với nhau theo từng cắp được bao bọc bởi lớp nhựa bảo vệ bên ngoài. Phần lỗi được làm từ vật liệu dẫn điện tốt (đồng, CCA,…) phần vỏ nhựa được chế tạo từ nhựa tốt có khả năng uốn dẻo cao chịu nhiệt tốt và an toàn với môi trường.
Dây Cáp Mạng CAT6
Việc áp dụng chính của Gigabit Ethernet (1000BASE-T) yêu cầu cáp tiêu chuẩn công nghiệp mới có khả năng truyền ở tần số cao hơn 250 MHz. Cáp loại 6 sử dụng dây đo dày hơn, tăng độ che chắn và nhiều cặp xoắn hơn trên mỗi inch để giảm nhiễu tín hiệu và nhiễu. Các thông số kỹ thuật chặt chẽ hơn đảm bảo rằng các cuộc chạy 100m của Loại 6 có khả năng tốc độ truyền 1000 Mbit/s. Tốc độ Ethernet 10 Gigabit có thể đạt được khi giảm chiều dài cáp xuống dưới 50m.
Sau khi hoàn thành Cat 6, một số nhà sản xuất đã bắt đầu cung cấp cáp “Loại 6e” như một sự cải tiến cho tiêu chuẩn Loại 6 có lẽ đặt tên nó theo Loại 5e. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn Loại 6e hợp pháp nào tồn tại và Cat 6e không phải là tiêu chuẩn được Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông công nhận.
Mặc dù tất cả các cáp Cat 6e có thể đáp ứng các tiêu chuẩn Loại 6, sự gia tăng thực tế về tốc độ truyền và chiều dài cáp tối đa có thể khác nhau tùy theo nhà sản xuất do thiếu tiêu chuẩn công nghiệp được công nhận.
So sánh cáp mạng CAT6 với cáp mạng CAT5e
Chỉ tiêu | CAT5E | CAT6 |
Tần số hoạt động | 100MHz | 250MHz |
Lõi | Không | Có 1 một lõi nhựa trung tâm chia 4 cặp dây và chống nhiễu chéo |
Ứng dụng | Đáp ứng các ứng dụng 10/100 Mbps Ethernet và hỗ trợ ứng dụng Gigabit Ethernet | Dùng cho ứng dụng Gigabit Ethernet |
Tốc độ | 10/100Mbp, hỗ trợ truyền tốc độ 10/100/1000 Mbps | 10/100/1000Mbps và 10 Gigabit Ethernet |
Hoạt động | Ít bị nhiễu chéo | Chống nhiễu chéo, tỉ lệ tín hiệu nhiễu cao, tỉ số cao sẽ ít bị nhiễu ảnh và ngược lại |
Khoảng cách | 100m, 150m với cáp UTP CAT5e | 70-90m, 150m với cáp UTP CAT6 |
AWG | Không | Có |
Dây Cáp Mạng CAT7
Cáp CAT7 được sử dụng để kết nối cơ sở hạ tầng của Gigabit Ethernet. Sản phẩm cung cấp băng tần 600 MHz. Thiết bị hỗ trợ giao tiếp ethernet tốc độ cao lên tới 10 Gbps. Đây là những tương thích ngược với các loại CAT6, CAT5 và Cat5E. Nó cung cấp một kênh 4 đầu nối 100 mét với hệ thống cáp được che chắn. Các hệ thống như vậy được gọi là dây xoắn đôi được bảo vệ từng cặp (SSTP) hoặc dây xoắn đôi được sàng lọc (SFTP). Tuy có giá thành đắt hơn nhiều với các phiên bản trước, nhưng dây CAT7 có khả năng chống nhiễu được cải thiện, cho phép người dùng có được tốc độ cao hơn với cáp dài hơn.
Thuộc Tính | CAT7 |
Tần số | 600 MHz |
Tốc độ truyền tải | 100 Gbps |
Khoảng cách hoạt động | 100m |
Đầu nối | 4 |
Kiểu kết nối | Non-RJ45 |
Chuẩn Cáp Mạng UTP, FTP, SFTP
Chuẩn cáp mạng UTP
Những dây cáp mạng có chuẩn UTP hiện nay có thể nói chính là dây cáp mạng được ưa chuộng nhất trên thị trường bởi những đặc tính riêng biệt đáp ứng được nhu cầu sử dụng của hầu hết các hệ thống mạng. Đặc biệt loại này còn có chi phí khá thấp. Cáp mạng UTP không có lớp bọc chống nhiều mà chỉ đơn thuần là các cặp dây xoắn đôi được hỗ trợ bởi dây chịu lực tách biệt các cặp dây tránh hiện tượng chồng chéo. Đây cũng là điểm khiến cho dây này có giá thành rẻ hơn các loại khác tuy vậy nó vẫn đảm bảo đường truyền ở mức chấp nhận được.
Cấu tạo gồm có 4 thành phần chính đó là: Conducter, Insulation, Rip Cord, Jacket.
Conducter chính là lõi truyền dẫn bằng đồng để truyền tín hiệu mạng. Insulation là lớp cách nhiệt bảo vệ lõi truyền dẫn. Rip Cord được biết đến với cái tên dây rốn, là phần động giúp sợi lõi không bị di chuyển và được bảo vệ. Jacket là lớp vỏ ngoài cùng bằng nhựa dẻo với vai trò là lớp bảo vệ chính.
Chuẩn cáp mạng FTP
Đây chính là sự nâng cấp của UTP, loại này sẽ có lớp vỏ bọc bạc chống nhiễu được làm từ kẽm mỏng để giảm đi độ suy hao tín hiệu. Với điều kiện thời tiết bất thường dây chuẩn này sẽ có sức chống chịu tốt hơn, tín hiệu đường truyền cũng được cải thiện. FTP sẽ là sự lựa chọn tốt nếu như bạn cần một đường truyền tín hiệu ổn định.
Về cấu tạo những dây chuẩn này có cấu tạo tương tự như UTP chỉ khác biệt ở chỗ có thêm lớp bọc chống nhiễu.
Chuẩn S-FTP
Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy đó chính là với chuẩn này thì các dây sẽ được thiết kế 2 lớp chống nhiễu một lớp bọc bạc dùng để chống nhiễu và một lớp nữa có tác dụng chống côn trùng gặm nhấm và xâm hại. Với hai lớp bảo vệ này dây cáp chuẩn này có thể được đảm bảo an toàn hơn hẳn so với hai loại còn lại. Cũng chính bởi những sự vượt trội này mà dây cáp mạng này có giá thành cao hơn rất nhiều so với hai loại kể trên. Bởi thế chỉ khi môi trường có những yêu cầu đặc biệt khắt khe hay những đòi hỏi chuyên biệt thì loại cáp này sẽ tỏ ra phù hợp.
Tham khảo các sản phẩm thiết bị mạng và dây cáp mạng tại tinhocdaiviet.com