Kiến thức công nghệ

4 lý do tại sao SSD vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được HDD

Cấu tạo HDD và SSD

Như các bạn đã biết, SSD – viết tắt của từ Solid State Drive tức là ổ cứng thể rắn càng ngày càng trở nên phổ biến và có những ưu điểm vượt trội sau đây so với ổ cứng thông thương HDD:

  • Tốc độ đọc ghi dữ liệu của SSD rất nhanh có thể lến đến gấp 10 lần hoặc hơn so với HDD. Không những file có dung lượng lớn mà kể cả những file có dung lượng nhỏ cũng vậy, điều này giúp cho chúng ta load dữ liệu cũng như khởi động hệ điều hành cực kỳ nhanh.
  • Kích thước của SSD nhỏ hơn nhiều so với HDD. Điều này là do ổ cứng HDD có cấu tạo và nguyên lý hoạt động bằng cơ khí và từ trường nên gần như rất khó có thể thu nhỏ kích thước nhiều được.
  • SSD cũng không hề bị phân mảnh dữ liệu giống như HDD điều này làm cho SSD không cần phải chạy chương trình chống phân mảnh ổ cứng thường xuyên cũng như tốc độ truy cập các dữ liệu ngẫu nhiên cũng nhanh hơn.
  • SSD bền hơn so với HDD trong các trường hợp như di chuyển, rơi rớt hoặc là dao động. Đây chính là lý do tại sao tỉ lệ hỏng HDD của ổ cứng rất cao so với máy tính để bàn Desktop.
  • Giá của SSD cũng đang giảm dần theo thời gian, có lẽ là đến một ngày nào đó nó sẽ rẻ hơn HDD tính theo dung lượng lưu trữ.

Vậy trong tương lai HDD có bị đào thải và thay thế bằng SSD hay không? Có lẽ là không, 4 lý do sau đây khiến cho HDD vẫn còn chỗ đứng nào đó trên thị trường.

  1. Khả năng bị mất dữ liệu của SSD là cao hơn so với HDD, trong trường hợp bị hỏng hóc rất có thể dữ liệu của SSD sẽ bay sạch tuy nhiên HDD vẫn có ít nhiều khả năng cứu dữ liệu. SSD lưu trữ dữ liệu bằng điện áp, một số trường hợp bị mất dữ liệu do lâu ngày không sử dụng còn HDD thì sẽ rất lâu.
  2. Tuổi thọ của SSD sẽ bị giảm đi sau mỗi lần ghi cử không phải là vĩnh cửu, có nghĩa là đọc ghi càng nhiều thì tỉ lệ hỏng dữ liệu càng cao.
  3. Tương lai xa thì có thể SSD sẽ rẻ hơn HDD nhưng tương lai gần và hiện tại thì HDD sẽ có giá theo dung lượng rẻ hơn. Do vậy HDD sẽ phù hợp với các nhu cầu lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn nhưng ít khi sử dụng hoặc không cần tốc độ cao.Chẳng hạn như các máy chủ hoặc các trung tâm dữ liệu, họ sẽ ưu tiên HDD cho việc lưu trữ dữ liệu khối lượng lớn mà truy xuất ít. Ngay cả người dung thông thường hiện tại tối ưu nhất vẫn là sử dụng 1 SSD để cài đặt hệ điều hành và 1 HDD để lưu trữ dữ liệu.
  4. Ổ cứng HDD khi sắp bị hỏng có thể sẽ có dấu hiệu báo trước để người dùng kịp thời backup dữ liệu trong khi đó SSD một khi đã mất dữ liệu là mất luôn. Một số đặc điểm của ổ HDD sắp hư đó là có thể đọc ghi dữ liệu rất chậm, có tiếng kêu lạ; khi này bạn nên dùng phần mềm kiểm tra ổ cứng để kiểm tra xem ổ cứng HDD của mình có bị lỗi không để còn backup dữ liệu quan trọng cũng như thay thế và bảo hành sản phẩm.

Kết luận: Nên sử dụng HDD ở đâu và SSD ở chỗ nào?

Máy tính cá nhân

Theo lời khuyên của Tin học Đại Việt thì các bạn nên sử dụng 1 ổ SSD để cài đặt hệ điều hành, phần mềm và dữ liệu truy xuất nhiều. Những dữ liệu quan trọng các bạn nên sử dụng các dịch vụ như Google Drive hay One Drive để backup dữ liệu cũng như truy cập và chia sẻ dễ dàng từ nhiều nơi, nhiều thiết bị.

Nếu bạn sử dụng ít dung lượng thì như trên là đủ, tuy nhiên nếu có nhu cầu sử dụng nhiều dữ liệu thì các bạn nên mua thêm 1 ổ cứng HDD theo dụng lượng mà bạn cần sử dụng. Dữ liệu lớn khi đồng bộ qua các dịch vụ Cloud thì rất chậm và chiếm dụng băng thông internet, nên các bạn chỉ để lưu trữ và backup các tài liệu dung lượng nhẹ.

Việc mất dữ liệu từ SSD cũng rất hiểm chứ không phải là nhiều tuy nhiên Tin học Đại Việt đã bảo hành cho một số khách hàng và nhiều trường hợp không lấy được dữ liệu. Còn HDD cũng có bảo hành nhưng đa số bị bad, vẫn copy được dữ liệu ra nhưng lâu.

Máy tính công ty

Nếu công ty không sử dụng Data chung từ máy chủ, tức là mỗi máy sử dụng data riêng trên từng máy. Tùy vào mức độ quan trọng cũng như hiệu quả làm việc và về tài chính công ty, công ty cũng xem xét giống như trường hợp máy tính cá nhân.

Trong trường hợp công ty có máy chủ riêng và mỗi nhân viên đều lấy data từ máy chủ thì máy nhân viên nên sử dụng SSD với dụng lượng vừa phải để cài đặt hệ điều hành và phần mềm giúp làm tăng hiệu suất làm việc. Không có nhân viên nào muốn làm việc trên một chiếc máy tính mà load lâu hết.

Máy chủ công ty chứa những dữ liệu lớn và quan trọng thì nên sử dụng ổ cứng HDD chuyên dụng cho server chẳng hạn như dòng ổ cứng Western Ultrastar đồng thời kết hợp các biện pháp backup hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *