Build một dàn PC chơi game là không phải khó nhưng vẫn có một số người không thể hiểu được build một dàn PC có thể chơi được các game hiện nay và nghĩ nó sẽ rất khó với 1 mức giá phù hợp với túi tiền. Vậy nên, hãy theo Tin Học Đại Việt tìm hiểu các build 1 bộ máy PC gaming theo ý của bạn và phù hợp với túi tiền của bạn nhá.
I. Các linh kiện cần thiết cho 1 bộ PC Gaming
Trước khi tới việc làm sao để chọn lựa linh kiện PC phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình thì chúng ta hãy bắt đầu liệt kê các linh kiện cần thiết cho 1 bộ máy PC Gaming.
Danh sách các linh kiện cần thiết cho 1 bộ máy PC Gaming
1. Board mạch chủ (Mainboard)
2. CPU (Vi xử lí)
3. RAM
4. Card đồ họa (GPU)
5. Nguồn máy tính (PSU)
6. Case – Thùng Máy
7. Ổ cứng (SSD và HDD)
8. Màn hình
9. Các thiết bị ngoại vi khác
II. Suy nghĩ về chi phí và khả năng nâng cấp
Thiết kế và hiệu suất của 1 bộ PC Gaming là theo sở thích của bạn và tự mình build 1 bộ PC sẽ tiết kiệm cho bạn một khoảng tiền so với mua các bộ máy được build sẵn, bạn có thể đến các cửa hàng bán linh kiện máy tính có độ uy tín cao và giá cả hợp lí.
Khả năng nâng cấp đối với bộ máy tính cũng là yếu tố rất quan trọng nhằm đáp ứng khả năng chơi game sau này hoặc tăng trải nghiệm chơi game khi điều kiện kinh tế của bạn khá hơn. Do vậy khi build PC Gaming các bạn cần lưu ý về khả năng nâng cấp của chúng.
1. CPU
Hiện nay, có 2 thương hiệu lớn về sản xuất CPU là Intel và AMD và việc chọn bên nào thì đó là sở thích của bạn. Các CPU của 2 thương hiệu trên có hiệu suất gần như nhau khi ở cùng phân khúc. Nhưng hãy khoan quyết định chọn các CPU dòng cao như Core i7 hay Ryzen 7 vì chúng sẽ tốn cho bạn rất nhiều tiền và bạn sẽ không tận dụng được hết công suất của nó. Hãy chọn các dòng thấp hơn như i5, i3 còn có thể là Pentium nếu nhu cầu của bạn không quá cao. Để kiểm chứng cho việc các dòng CPU đó chạy được các game mà bạn cần thì hãy search trên youtube tên CPU mà bạn muốn mua rồi thêm các từ khóa như “benchmark”, “review”, “gaming”… Tất cả sẽ cho bạn đáp án mà bạn cần.
Nếu bạn buld PC có VGA rời thì các bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng các CPU không tích hợp iGPU (chẳng hạn các CPU dòng F intel hoặc dòng non G bên AMD). Việc này sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí cho CPU tuy nhiên đây cũng là điểm bất lợi nếu VGA của bạn bị hỏng thì chiếc máy tính của bạn sẽ không thể xuất được hình (lúc này sẽ khó có thể biết được VGA có bị hư hòng hay không hoặc bạn sẽ không có iGPU để dụ phòng sử dụng cho công việc đơn giản).
2. Mainboard
Socket Mainboard
Mainboard đương nhiên là sẽ phải cùng loại với CPU, cùng AMD hoặc Intel. Tuy nhiên các bạn phải lưu ý về socket của Mainboard và CPU, tránh trường hợp đã mua về rồi mà lại không tương thích.
Chipset Mainboard
Hiệu năng khi chơi game ít khi bị ảnh hưởng bơi mainboard do đó rất nhiều người sử dụng các mainboard dòng cấp thấp để tối ưu chi phí. Tuy nhiên để tận dụng được đầy đủ khả năng thì các bạn nên sử dụng các chipset thuộc phân khúc tương ứng với cpu nhằm hỗ trợ đầy đủ các tính năng cũng như khả năng hỗ trợ. Theo ý kiến cá nhân của mình thì nên như sau.
- AMD: A320 -> Athlon, Ryzen 3; B450/B550 -> Ryzen 3, Ryzen 5; Z570 -> Ryzen 7, Ryzen 9
- Intel: H410/H510 ->Pentium, Core i3; B450/B460 -> Core i3, Core i5; Z490/Z590 -> Core i7/i9
Phase cấp nguồn trên mainboard
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự bền bỉ của mainboard cũng như CPU. Thông tin này thường sẽ được cung cấp đầy đủ trên trang thông số kỹ thuật của mainboard. Càng nhiều phase cấp nguồn thì sẽ càng hỗ trợ được cpu công suất cao. Ví dụ 4+2 phase có nghĩa là có 4 phase cấp nguồn cho cpu và 2 phase cấp nguồn cho igpu.
Kích thước mainboard
Kích thước mainboard cũng khá quan trọng, thông thường nhất chúng ta sẽ thấy là m-ATX và ATX. m-ATX sẽ có kích thước nhỏ hơn, thích hợp sử dụng cho case nhỏ hơn khiến chúng gọn hơn tuy nhiên sẽ bị cắt giảm bớt các cổng mở rộng so với ATX đồng thời cũng sẽ rẻ tiền hơn.
Khả năng mở rộng và nâng cấp
Nếu bạn không có nhu cầu nâng cấp sau này thì chẳng cần phải quan tâm vấn đề này làm gì nhưng nếu tài chính hiện tại bạn chưa cho phép thì bạn nên xem xet kỹ bởi sau này nhiều khi muốn mà không được đâu.
Các khả năng mở rộng nâng cấp thường là các yếu tố sau: Số khe RAM, số khe PCIe, các cổng m2, usb 3.0
3. VGA
- VGA luôn luôn là trái tim của một chiếc PC Gaming, việc lựa chọn VGA phù hợp với những game mình chơi giúp tiết kiệm đáng kể tiền bạc. Chẳng hạn nếu nhu cầu đơn giản chỉ là chơi game online thì rất không cần thiết các bạn phải mua các VGA high end.
- Khi xác định VGA chúng ta cần đặt ra tiêu chuẩn chơi game của mình: game mình chơi nặng nhất là gì, FPS bao nhiêu, độ phân giải chơi game, có nhu cầu livestream gì không. VD: mình muốn chơi game Red Dead Redemption 2 ở độ phân giải 4k, 165 FPS (do mình muốn chơi trên màn hình 144Hz), ngoài ra còn cần livestream nữa.
- Sau khi xác định được nhu cầu của mình thì các bạn nên tham khảo các cấu hình tối thiểu, cấu hình khuyến nghị game yêu cầu. Xem thêm các bài review đánh giá và chơi thực tế trên youtube hoặc các trang uy tín.
4. RAM
Hiện tại giá RAM bây giờ cũng rất rẻ và dễ chọn, để chơi game thì mình khuyến khích là 8gb là vừa đủ cho các tựa game hiện nay, còn các bạn nào có vừa stream vừa chơi game thì hãy nâng lên cho mình lên 16gb để có thể chạy mượt mà các tác vụ khác nhau cùng một lúc.
5. Màn hình
Nếu màn hình dùng để phục vụ mục đích chơi game thì mình hay tư vấn cho khách hàng là hãy mua màn hình ở độ phân giải là FullHD và có tấm nền là IPS. Kích thước màn hình khoảng 24-27 inch, màn hình cong hay thẳng gì cũng được nhưng đối với các bạn muốn hardcore về các tựa game fps như CS:GO thì sẽ chọn các màn hình phẳng với kích thước màn hình khoảng từ 24-27 inch, có tần số quét trên 144Hz và tấm nền màn hình có thể là VA hoặc IPS để có thể try hard game 1 cách tốt nhất.
6. Ổ cứng
Hãy chuẩn bị cho mình 2 ổ cứng: 1 ổ SSD từ 128-256GB để chứa Windows để boot máy nhanh hơn, 1-2 game online như LOL, CS:GO còn 1 ổ HDD 1TB để chứa các game nặng như các game Triple A và data của bạn. Một combo giúp bạn giải quyết được vấn đề lưu trữ của bạn. Còn không bạn có thể lên SSD có dung lượng cao thoải mái.
7. Case
Case là thứ hầu rất nhiều bạn bỏ qua nhưng nó là thứ để tôn lên vẻ đẹp của bộ máy và bảo vệ bộ máy của bạn khỏi côn trùng và tạo sự thoáng mát trong bộ case. Nên chọn các case từ mid-tower trở lên để có thể trang trí và tạo sự thoáng mát nhất có thể cho PC của bạn.
8. Nguồn
Nguồn chính là trái tim của bộ máy tính, nếu nguồn có công suất quá thấp thì các linh kiện máy tính sẽ rất dễ hư và khó mà sửa chữa được cho nên hãy chọn cho mình 1 bộ nguồn có đủ hoặc dư công suất dành cho máy của bạn và chọn các nguồn từ các hãng uy tín và có chứng nhận 80 Plus Bronze/Gold/Platinum. Đây là trang web mà mình thường sử dụng để dự đoán công suất nguồn của bộ máy cần dù chỉ là dự đoán nhưng các bạn có thể lựa chọn được đúng công suất mình cần để sử dụng. Với mình, sau khi biết được công suất tối thiểu trên trang web mình chỉ cần lấy số công suất dự đoán đó cộng thêm với 100W thì sẽ ra công suất nguồn mà mình cần. Link chi tiết tại đây.
9. Các thiết bị ngoại vi khác
Bạn có thể đầu tư thêm các kinh kiện bổ sung như USB-Wifi hoặc Card Wifi gắn trong và bluetooth adapter nếu có nhu cầu kết nối với các thiết bị không dây khác.
III. Kết
Vậy là mình đã chia sẻ cách build một PC Gaming theo kinh nghiệm của mình, vậy chần chờ gì nữa mà hãy tự build cho mình 1 dàn máy PC Gaming theo ý của bạn đi nào.