- Một phần không thể thiếu của một máy tính chơi game chính là chiếc bàn phím cơ chuyên nghiệp, tuy nhiên không phải tất cả các bàn phím cơ đều giống nhau và phù hợp với bạn. Bàn phím cơ khác so với bàn phím thường ở chỗ là mỗi phím được tạo nên bởi một nút nhấn riêng biệt và sự đàn hồi của mỗi phím được tạo nên nhờ lò xo không như bàn phím cao su thông thường được tạo nên từ lớp cao su và sử dụng tính năng đàn hồi của cao su khi gõ phím. Do đó bàn phím thông thường có giá rẻ rất nhiều so với bàn phím cơ.
- Một bàn phím cơ tốt nhất cho game thủ chính là một trợ lý đắc lực giúp bạn di chuyển tấn công đối thủ trong Counter Strike hoặc điều khiển linh hoạt các lính của mình trong Starcraft. Điểm mấu chốt của bàn phím cơ chính là switch (nút nhấn) tạo nên các đặc tính khác nhau của bàn phím cơ.
- Trong thời kỳ đầu thì bàn phím cơ đa số sử dụng Switch do Cherry MX sản xuất và các switch có các đặc tính khác nhau được phân loại thành các màu khác nhau. Tuy nhiên hiện nay do ngành công nghiệp may tính phát triển mạnh, ngoài Switch Cherry MX ra thì các hãng cũng tạo ra các Switch cho riêng mình hoặc có sự góp mặt của một số hãng khác. Do vậy để lựa chọn cho mình một bạn phím cơ phù hợp chính là lựa chọn loại Switch có đặc tính phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
- Nếu bạn không quá quan tâm đến các đặc tính này thì đơn giản nhất là chạy ra cửa hàng máy tính chẳng hạn như Tin học Đại Việt và bấm thử các phím, thấy bàn phím nào hợp với mình thì mua. Tuy nhiên nếu bạn khá khó tính và muốn chọn những bàn phím cơ phù hợp nhất với mình thì những kiến thức sau đây sẽ rất có ích cho bạn.
Các thuật ngữ sử dụng trong bàn phím cơ
Actuation Point: Hành trình của phím tính từ đỉnh cho đến khi phím có tác dụng
Reset Point: Khoảng cách để phím reset sau khi đã nhấn
Travel: Tổng hành trình của phím
Thông tin thêm
Bottom-out: Bấm phím cho đến khi phím chạm đáy, hết hành trình
Hysteresis: Độ trễ, do phím cần thời gian để trả về vị trí bán đầu.
Debounce: Đây gọi là dính phím, tất cả các swtich đều bị khiến nhấn 1 lần sẽ tạo ra nhiều lần bấm tuy nhiên được xử lý trong mạch điện hoặc phần mềm của bàn phím
Switch (Nút nhấn) - Bộ phận chính của bàn phím cơ
Nút nhấn (Switch) chính là trái tim của bàn phím cơ, chất lượng của một bàn phím cơ phụ thuộc rất nhiều vào nút nhấn. Bởi vậy một người dùng khi mua bàn phím cơ sẽ xét rất kỹ về đặc tính kỹ thuật của nút nhấn. Đặt tính kỹ thuât sẽ được quy định bằng màu sắc của nút nhận. Ngoài ra thì mỗi nhà sản xuất nút nhấn cũng cho các đặc tính khác nhau.
Phân loại Switch được chia thành 3 loại
Trước hết, switch phím cơ sẽ được chia thành ba thể loại chung như sau:
- Linear. Phím bấm nhấn đều, liền mạch và mượt không ngắt quãng.
- Tactile. Có một lực nảy ở giữa khoảng di chuyển , thường là điểm kích động của Switch
- Clicky.Một cú va chạm khi đang di chuyển kèm theo âm thanh “click” rõ.
- Điều đáng nói là khi bạn có chọn loại Switch nào đi chăng nữa thì phản hồi từ bàn phím là hoàn toàn rõ ràng. Và thứ vui chỉ thực sự bắt đầu khi bạn tìm kiếm bàn phím Switch phù hợp nhất.
- Với các loại Switch “tactile” và “clicky”, bạn sẽ nhận được phản hồi chính xác rằng phím mình bấm đã nhận hiện ở trên máy tính. Nhưng nếu như bạn chơi game ở tốc độ cao, nhịp độ cao thì Switch “linear” sẽ có ích và đem lại cho bạn lợi thế, đơn giản là bạn không cần ấn hết xuống phím nên bạn có thể bấm phím nhanh, phím sẽ được nghi nhận nhanh hơn.
- Xét về độ bền thì bàn phím cơ có tuổi thọ cao hơn hẳn so với bàn phím cao su. Có thể lấy ví dụ, bàn phím Switch được sản xuất với dộ bền cao từ 20-50 triệu lần nhấn. So với bàn phím cao su thì dộ bền rơi vào khoảng 5 triệu lượt nhấn.
Cherry MX
Được ra mắt lần đầu vào 1983, các dòng switch Cherry MX đã trở nên cô cùng thành công cho đến ngày hôm nay. Với mỗi loại switch Cherry MX sẽ được phân biệt với từng màu sắc khác nhau và tính năng riêng biệt của từng loại.
Cherry MX Red
- Cơ chế hoạt đông: Linear
- Cảm giác: Nhẹ
- Lực nhấn phím: 45g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
- Thích hợp: Những game thủ cần thao tác phím nhanh với ít lực cản. Không có lực nảy ở giữa ngăn cản việc bấm phím. Thế nhưng, điều đó lại khiến cho MX Red phù hợp với những người gõ chữ nhiều vì không có lực phản hồi khi thực hiện gõ phím.
Cherry MX Black
- Cơ chế hoạt đông: Linear
- Cảm giác: Nặng
- Lực nhấn phím: 60g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
- Thích hợp: Thao tác trong game một cách nhanh chóng với một chút lực cản nhiều hơn tương đối so với switch MX Red. Đặc tính Linear của switch MX Black này khiến nó trở nên phù hợp đối với việc spam nút với tốc độ cao.
Cherry MX Blue
- Cơ chế hoạt đông: Clicky
- Cảm giác: Nặng
- Lực nhấn phím: 60g để vượt qua được độ nảy
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Ồn
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
- Thích hợp: Chủ yếu dành cho việc gõ chữ. Switch MX Blue này có một tiếng “click” rõ ràng khi phím được nhấn qua điểm kích hoạt, khiến nó trở thành switch có tiếng ồn lớn nhất trong dòng sản phẩm Cherry MX. Cùng với đó, MX Blue cũng đem lại phản hồi tactile cao nhất trong tất cả các loại switch của Cherry. Tuy nhiên, việc spam phím sử dụng switch MX Blue sẽ có phàn hơi khó khăn hơn một chút.
Cherry MX Brown
- Cơ chế hoạt đông: Tactile
- Cảm giác: Trung bình
- Lực nhấn phím: 45g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
- Thích hợp: Đây là một sự kết hợp tốt giữa một switch để gõ chữ và để chơi game. MX Brown được nhiều người coi là switch phù hợp cho mọi nhu cầu. Với lực nảy tactile, âm thanh hoạt động yên lặng, và lực kích hoạt phím ở mức trung bình, khiến cho MX Brown trở nên rất đa dụng trong nhiều trường hợp. Lực nảy của switch MX Brown này cũng vì thế mà ít rõ ràng hơn nếu so với MX Blue.
Cherry MX Speed
- Cơ chế hoạt đông: Linear
- Cảm giác: Nhẹ
- Lực nhấn phím: 45g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
- Thích hợp: Switch Cherry duy nhất không được xác định bởi màu sắc trong dòng sản phẩm (thực ra là nó có màu xám, nếu bạn tò mò). Đây là dòng sản phẩm mới mà Cherry tạo ra để có thể cạnh tranh với các loại switch mới hơn với điểm kích hoạt cao hơn.
Kailh/Kaihua
Kailh switch
Còn biết đến với cái tên Kaihua Electronics, là một hãng sản xuất lớn ở Trung Quốc và được thành lập vào năm 1990. Không chỉ cạnh chanh trực tiếp với Cherry mà họ còn tạo ra các switch đặc biệt hơn, phục vụ cho các đới tác sản xuất thiết bị.
Được mọi người coi là bản sao, có nét tương đồng về mặt thiết kế với switch Cherry. Chúng còn có đặc tính tương ứng với cùng 1 hệ thống màu sắc. Và vì thế switch Kailh cũng sẽ tương thích với switch Cherry.
Kailh Red
- Cơ chế hoạt đông: Linear
- Cảm giác: Nhẹ
- Lực nhấn phím: 50g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
Kailh Blue
- Cơ chế hoạt đông: Clicky
- Cảm giác: Nặng
- Lực nhấn phím: 60g để vượt qua được độ nảy
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Ồn
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
Kailh Brown
- Cơ chế hoạt đông: Tactile
- Cảm giác: Trung bình
- Lực nhấn phím: 45g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
Kailh Black
- Cơ chế hoạt đông: Linear
- Cảm giác: Nặng
- Lực nhấn phím: 60g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
Razer
Sẽ gần như là không thể thiếu nếu bạn tìm những thứ gì liên quan đến ” gaming” mà không bắt gặp thương hiệu Razer. Bởi vì vào năm 2014, Razer đã bắt tay hợp tác với Kailh để phát triển ra bàn phím cơ mang thương hiệu của chính Razer, sau đó họ sử dụng chúng trên các dòng sản phẩm chơi bàn phím mang tên BlackWindow. Hiện tại Razer có ba loại switch phím cơ với ba màu khác nhau.
Razer Green
- Cơ chế hoạt đông: Clicky
- Cảm giác: Nặng
- Lực nhấn phím: 55g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.9 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Ồn
- Độ bền hoạt động: 80 triệu lần nhấn
- Phù hợp với: Chủ yếu là gõ chữ và chơi game. Điểm kích hoạt ngắn hơn một chút so với Cherry MX Blue và Kailh Blue. Razer giải thích rằng làm như vậy là để giảm độ trễ bằng việc giảm khoảng cách giữa điểm kích hoạt và điểm reset lại xuống 0.4 mm
Razer Orange
- Cơ chế hoạt động: Tactile
- Cảm giác: Trung bình
- Lực nhấn phím: 55g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.9 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 80 triệu lần nhấn
- Phù hợp với: Chơi game và gõ chữ. Razer Orange gần như là một phiên bản copy từ Kailh Brown. Nó có một lực nảy tactile khá yên lặng, và thiết kế slider đơn chiế
Razer Yellow
- Cơ chế hoạt động: Linear
- Cảm giác: Trung bình
- Lực nhấn phím: 45g
- Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.2 mm
- Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
- Mức độ âm thanh: Yên lặng
- Độ bền hoạt động: 80 triệu lần nhấn
- Phù hợp với: Chơi game tốc độ cao. Đây là loại switch mới ra mắt mà Razer muốn tung ra để cạnh tranh với các dòng switch chuyên chơi game, cũng như cạnh tranh trực tiếp với switch Cherry MX Speed. Với khoảng cách tiếp nhận phím thấp ở mức 1.2mm – tương đương với Cherry MX Speed, cùng với đó là việc thiết kế switch sao cho điểm kích hoạt và reset là một, không hề có khoảng cách nào.
Bên cạnh các switch kể trên thì chúng ta còn biết đến bàn phím cơ Logitech Romer-G. Được đặt riêng từ hãng Omron.
Được thiết kế để có hiệu suất đỉnh cao, các phím switch cơ học từ Logitech G đem lại các tùy chọn khác nhau phù hợp với phong cách chơi của bạn. Mang lại hiệu suất, chất lượng và độ tin cậy, các bàn phím của Logitech G sự là lựa chọn của những vận động viên thể thao điện tử hàng đầu thế giới.
Chuyển đổi | Phím bấm Romer-G | Phím Romer-G thấp | GX Blue | GX Brown | GX Red |
Loại phản hồi | Nhấn rõ ràng | Êm ái và mượt mà | Nhấp có tiếng kêu | Nhấn rõ ràng | Êm ái và mượt mà |
Khoảng cách hành trình | 1,5 mm | 1,5 mm | 2,0 mm | 1,9 mm | 1,9 mm |
Tổng hành trình | 3,2 mm | 3,2 mm | 4,0 mm | 4,0 mm | 4,0 mm |
Lực trung bình | 45 gf | 45 gf | 50 gf | 50 gf | 50 gf |
Lực rõ ràng | 50 gf | Không rõ | 60 gf | 60 gf | Không rõ |
Tạm kết
Việc các hãng tập ra mắt các loại switch khác nhau mục đích để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, tuy nhiên cũng khiến người dùng phân vân khi lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Lời khuyên cho bạn là mặc dù switch quyết định cảm giác gõ khá nhiều nhưng bên cạch đó còn nhiều yếu tố như layout, keycap v..v sẽ ảnh hưởng đến cảm giác gõ của bạn. Chính vì vậy, hãy tự trải nghiệm để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất