Kiến thức công nghệ, Hướng dẫn

5 Nguyên Nhân Khiến Laptop, Máy Tính Chạy Chậm Bất Thường và còn Giật Lag

5 Nguyen Nhan May Tinh Chay Cham

Máy tính là một công cụ đắc lực trong hoc tập và làm việc, nhưng sau một thời gian dài sử dụng, máy tính bỗng trở nên chậm chạp, lag hay là treo máy không còn mượt mà như lúc mới mua. Dễ nhận thấy là máy tính khởi động lâu hơn, xử lý các ứng dụng nhẹ cũng tốn rất nhiều thời gian,… Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này thì xin mời các bạn cùng Tin Học Đại Việt tham khảo bài viết dưới đây nhé.

5 Nguyên Nhân Chính Khiến Máy Tính Bị Chậm, Treo Máy

  1. Do HDD (ổ cứng) sử dụng lâu ngày nên bị lão hóa, bị bad sector
  2. RAM thấp không đủ cho các chương trình và ứng dụng chạy
  3. CPU ổ nhiệt độ cao quá mức
  4. Sử dụng các phần mềm độc hại cho máy tính
  5. Do kết nối Internet không ổn định
Nguyên Nhân Số 1

HDD Sử Dụng Lâu Ngày Nên Bị Lão Hóa, Bị Bad

  • ổ cứng máy tính là nơi chứa hệ điều hành Windows nên tình trạng của nó sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều tới tốc độ khởi động cũng như làm việc của máy tính. Và đó cũng là lý do tôi muốn các bạn kiểm tra tất cả những trường hợp có thế xảy ra với ổ cứng. Ổ cứng sử dụng lâu dài thường phần cơ học bị yếu hoặc do va đập có thể bị bad, kiểm tra nhanh chúng ta có thể sử dụng phần mềm Crystal Disk Info
  • Ngoài ra thì tốc độ đọc ghi của ổ cứng HDD khá chậm kể cả ống cứng HDD mới mua đặc biệt là tốc độ đọc các file nhỏ, đây là những file chiếm phần lớn trong các thư mục cài đặt Windows cũng như phần mềm. Tại thời điểm hiện tại thì đa số máy tính đều sử dụng hệ điều hành Windows 10, phiên bản này với nhiều tính năng ưu việt bởi vậy cũng yêu cầu cực kỳ cao đối với tốc độ đọc ghi ổ cứng.
    Do vậy chúng ta nên sử dụng ổ cứng SSD để cài đặt hệ điều hành, nói thêm về ổ cứng SSD thì có tộc độ đọc cao ít nhất 6 – 10 lần đối với file lớn so với ổ cứng HDD, còn đối với các file dung lượng nhỏ thì có thể gấp đến vài chục lần. Do vậy nếu sử dụng SSD tốc độ khởi động máy có thể chỉ còn dưới 10s.
  • Tại Tin Học Đại Việt, chúng tôi luôn luôn tư vấn khách hàng sử dụng ổ cứng SSD để cài đặt hệ điều hành trừ những trường hợp đặc biệt thực sự không cần thiết. Nếu cần không gian lưu trữ lớn thì cũng có thể sử dụng thêm HDD dung lượng cao.
O Cung May Tinh Bi Phan Manh
Nguyên Nhân Thứ 2

RAM Thấp Không Đủ Dung Lượng Để Chạy

RAM hay còn gọi là Random Access Memory, là nơi chứa tất cả các tập tin của các chương trình đang chạy trên máy tính của bạn. Việc truy cập các tập tin từ RAM nhanh hơn rất nhiều so với việc truy cập dữ liệu từ ổ cứng. Điều này đồng nghĩa rằng với dung lượng RAM càng nhiều thì dù chạy nhiều ứng dụng trên hệ thống thì cũng không ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động.

Việc chạy nhiều phần mềm cùng lúc sẽ khiến hệ điều hành sử dụng nhiều RAM, khi đó nó sẽ cần đến bộ nhớ tạm trên ổ cứng để lưu tạm, tốc truy xuất dữ liệu từ ổ cúng rất chậm so với RAM nên sẽ khiến bạn cảm thấy phần mềm chạy chậm hoặc giật lag khi sử dụng.

Đại đa số các máy tính tồng bộ hoặc laptop mới mua sẽ chỉ gắn sẵn 1 thanh ram với dung lượng thấp chẳng hạn như 4GB. Điều này sẽ khiến cho chiếc máy tính chạy chậm khi mở nhiều chương trình hoặc lướt web với nhiều tab khác nhau vì 2 lý do chính:

  • Dung lượng thấp khiến bộ nhớ RAM bị đầy và lưu đệm vào ổ cứng
  • Tốc độ chạy single của RAM sẽ chậm hơn 1 nửa so với gắn 2 thanh RAM chạy Dual Channel

Việc nâng cấp RAM cũng không quá tốn kém, đây cũng là cách tốt để khắc phục tình trạng máy tính của bạn chạy chậm.

Nang cap RAM
Nguyên Nhân Thứ 3

CPU Nhiệt Độ Cao Quá Mức

Máy tính hoạt động liên tục trong nhiều giờ liền thường gây nên hiện tượng nóng, giật, chạy không mượt. Nhiệt độ CPU cao thường xuyên dẫn đến tình trạng tắt máy đột ngột khi đang sử dụng. Hơn nữa nếu tình trạng này không khắc phục sẽ dẫn đến hỏng máy.

Điều này thường xuyên xảy ra nhất ở các Laptop do điều kiện tản nhiệt của laptop không thực sự tốt, khi đạt tới giới hạn nhiệt độ thì CPU trên laptop sẽ giảm xung nhịp tối đa để hạn chế bớt khả năng sinh nhiệt của CPU. Đây là lý do mà khi laptop chạy nặng bổng nhiên rất giật lag.

>> Tham khảo: Cách làm mát CPU hiệu quả

Cach lam mat CPU hieu qua su dung cho may tinh
Nguyên Nhân Thứ 4

Các Phần Mềm Đọc Hại hoặc Các Phần Mềm Chạy Ngầm

Trong khi tải  và cài đặt các phần mềm, bạn thường xuyên không để ý nên cài nhầm các phần mềm kèm theo không cần thiết. Khi kết nối với những phần mền không an toàn này thì sẽ khiến máy tính của bạn sẽ bị nhiễm Virus. Hãy gỡ bỏ một số phần mền không cần thiết hoặc những cái mà bạn không dùng đến.

Cách xóa bỏ cũng rất đơn giản: Nhấn vào công cụ tìm kiếm “Control Panel”, sau đó chọn những phần mềm đó và nhấn “Uninstall a program” là được.

Do Kết Nối Internet không ổn định

Đôi khi là do sự xung đột một số phần mềm trên máy tính của bạn. Bạn nên Restart lại máy hay Shutdown máy rồi bật lại xem. Hoặc bạn có thể tái khởi động lại Modem, Router của bạn để những thiết bị hoạt động tốt hơn rồi kết nối lại để kiểm tra.

Nếu bạn đã kiểm tra mà vẫn không cải thiện được tình trạng bạn có thể thử kiểm tra lại tình trạng tốc độ mạng của bạn bằng Speedtest hoặc kết nối với một thiết bị khác. Và nếu vẫn có vấn đề gì thì cách tốt nhất là bạn nên liên hệ với hệ thống nhà mạng mà bạn đang sử dụng để được kiểm tra và hỗ trợ tốt nhất.

Lời Kết

Trên đây là những nguyên nhân máy tính của bạn bị chạy chậm, giật, lag,… mà TinHocDaiViet muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn sử lý được sự cố và tăng tốc máy tính của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *