Trước sự hình thành và phát triển vượt bậc của các công nghệ máy tính hiện tại, con người thường lưu trữ dữ liệu vào những vật liệu thô. Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp con người lưu trữ chúng chỉ với một thiết bị vô cùng nhỏ như USB, thẻ nhớ,…nhưng với một khối lượng khổng lồ. Ở các doanh nghiệp và tổ chức lớn, nhu cầu lưu trữ ngày càng cao, các thiết bị như USB hay thẻ nhớ đã không còn được tin dùng và đủ yêu cầu doanh nghiệp đề ra. Từ đó, thiết bị NAS ra đời và dần trở thành một trong những giải pháp lưu trữ dữ liệu hàng đầu cho doanh nghiệp, hãy cùng Tin Học Đại Việt tìm hiểu thêm về NAS nhé.
1. NAS (Máy Chủ Lưu Trữ Kết Nối Với Mạng) Là Gì ?
Máy chủ lưu trữ kết nối với mạng (NAS) là một thiết bị lưu trữ tập trung cho phép các ứng dụng và dịch vụ truy cập dữ liệu từ một vị trí tập trung trong mạng. Bất kỳ mạng máy tính nào đều có các máy chủ và máy khách kết nối với nhau và gửi yêu cầu đến máy chủ. Các thiết bị NAS là những máy chủ chuyên dụng chỉ xử lý các yêu cầu lưu trữ dữ liệu và chia sẻ tệp. Những thiết bị này cung cấp dịch vụ lưu trữ nhanh chóng, bảo mật và đáng tin cậy cho các mạng riêng. Các thiết bị NAS hiện tại đều sử dụng kiến trúc có thể mở rộng, cho phép bạn tăng dung lượng lưu trữ bằng cách thêm nhiều đĩa hơn hoặc bằng cách kết nối nó với các đơn vị lưu trữ khác. Hiện nay, NAS rất phổ biến và được tin dùng trong các SMB (Doanh nghiệp vừa và nhỏ), nhưng cũng được các doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng vì một số lý do.
2. Những Thành Phần Bao Gồm Trong NAS
1. CPU
Các thiết bị NAS có một CPU cung cấp thông tin điện toán và khả năng quản lý hệ thống tệp. CPU sẽ đọc và ghi dữ liệu để xử lý cũng như gửi tệp, quản lý nhiều người dùng và tích hợp với đám mây nếu muốn.
2. Ổ lưu trữ vật lý
Thiết bị NAS có thể bao gồm từ 2 đến 5 ổ cứng, mang lại dung lượng lưu trữ lớn. Nhiều ổ vật lý được sắp xếp theo logic thành bộ lưu trữ dự phòng (RAID). RAID là một công nghệ ảo hóa kết hợp nhiều thành phần lưu trữ vật lý thành một hoặc nhiều đơn vị logic. Công nghệ này giúp sao lưu dữ liệu và cải thiện hiệu suất.
3. Giao diện mạng
Thiết bị NAS kết nối mạng thông qua giao diện mạng. Kết nối mạng có thể được thiết lập bằng cáp Ethernet hoặc Wi-Fi. Nhiều thiết bị NAS cũng có cổng USB để sạc hoặc kết nối thiết bị khác với thiết bị NAS.
4. Hệ điều hành
Hệ điều hành là một giao diện phần mềm giữa phần cứng của thiết bị lưu trữ và người dùng thiết bị đó. Mặc dù các thiết bị lưu trữ kết nối mạng phức tạp có hệ điều hành riêng, một số thiết bị đơn giản hơn có thể không được trang bị hệ điều hành.
3.1. Công Dụng Của NAS
Đa phần, các tổ chức doanh nghiệp sử dụng giải pháp NAS để thực hiện một số tác vụ, bao gồm:
- Lưu trữ và chia sẻ tệp
- Tạo các kho lưu trữ dữ liệu hoạt động hoặc để sao lưu dữ liệu và phục hồi sau thảm họa
- Lưu trữ cơ sở hạ tầng máy tính ảo
- Thử nghiệm và phát triển các ứng dụng dựa trên web và ứng dụng web ở phía máy chủ
- Truyền phát tệp truyền thông và tệp siêu dữ liệu
- Lưu trữ hình ảnh và video cần truy cập thường xuyên
- Tạo kho dữ liệu in nội bộ
Ví dụ: 1 công ty truyền thông mỗi ngày đều tạo ra nhiều dữ liệu video, audio, hình ảnh. Tuy nhiên, công ty không thể liên tục truyền phát dữ liệu này lên lưu trữ Cloud do độ trễ mạng, tốc độ mạng không ổn định. Để bù đắp các bất lợi đó, các công ty doanh nghiệp đã sử dụng thiết bị NAS nhằm để lưu lại tất cả dữ liệu. Mọi thành viên công ty đều có thể truy cập và chỉnh sửa những bức ảnh này trên mạng công ty.
3.2. Hạn Chế
Giới hạn của NAS là không thể mang lại hiệu suất trên quy mô lớn.
- Khó mở rộng quy mô
Máy chủ lưu trữ kết nối với mạng dựa vào ổ đĩa cứng (HDD) để gửi dữ liệu. Đáng tiếc là nếu có quá nhiều người dùng gửi yêu cầu tệp vào cùng lúc, hệ thống NAS có thể bị quá tải. - Không đảm bảo dịch vụ
NAS không đưa ra bất kỳ bảo đảm nào về dịch vụ lưu trữ. Người dùng có thể gặp phải những vấn đề như dữ liệu bị trễ, thiếu hoặc mất. NAS không đủ độ tin cậy để sử dụng cho các hoạt động tối quan trọng.
Và đó là những thông tin cơ bản về NAS, cảm ơn các bạn đã ủng hộ và theo dõi bài viết. Hãy chờ đợi và theo dõi thêm các thông tin, kiến thức mới về các công nghệ lưu trữ mạng hiện nay cùng Tin Học Đại Việt nhé.